Viết CV và Lettre de motivation thế nào ?

CV của bạn cũng có thể gọi là sơ yếu lí lịch nhưng có lẽ để nguyên cách gọi CV thì hợp lí hơn cả bởi hiểu là “ Curriculum vitae “ là lẽ thường tình, nhưng cũng sẽ không sai nếu ai đó nói rằng đây đơn giản chỉ là “ Cours de votre vie “.

          CV

 
         Bạn không cần phải ghi tựa đề là CV nhưng phải làm cho người đọc hiểu được là họ đang đọc cái gì, đó là một trong những yêu cầu cơ bản cho việc viết CV theo phong cách Pháp.
         Cách viết CV đối với mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng khác nhau do sự khác biệt về lịch sử, văn hoá, cách suy nghĩ, lối sống... nhưng về mặt nguyên tắc mà nói thì CV đều phải nói hay miêu tả được hành trình của bạn cho đến thời điểm bạn viết CV. Vì vậy nên bạn luôn phi nhớ rằng tính thời sự của nó rất cao, bạn không thể chỉ làm 1 cái CV trong đời được.
         CV của bạn cũng phải phù hợp với loại công việc mà bạn xin làm hay thực tập, và tất nhiên phải hợp với gu của nhà tuyển dụng nữa. Nói vậy không có nghĩa là bạn phải thêu dệt hay cắt xén CV của mình, điều quan trọng là bạn nhận thức được việc mình gửi cái CV ấy cho ai, công việc hay thực tập mà bạn muốn xin vào thuộc ngành nghề gì, yêu cầu có những kiến thức va kinh nghiêm thực tế nào, tiêu chí của nhà tuyển dụng ra sao... để có thể xây dựng được 1 CV phù hợp nhất với điều mà nhà tuyển dụng mong đợi. Nguyên tắc vàng vẫn là: Không nhất thiết nói những gì theo lý trí là cần phải nói, nhưng cần nói những gì mà người đối diện với bạn (ở đây là nhà tuyển dụng, nhưng cái nguyên tắc này còn có thể có những áp dụng khác nữa) muốn nghe.
         Cụ thể ra thì CV của bạn phi có :
-        Các thông tin về bản thân (état civil): tên, ngày sinh, quốc tịch, địa chỉ, điện thoại.
-        Quá trình học tập của bạn (formation), thường nên viết theo trình tự thời gian từ gần nhất đến xa nhất. Chú ý nêu bằng cấp mà bạn thu được tương đương với từng giai đoạn.
-        Kinh nghiệm thực tế (expériences professionnelles) : Tuỳ theo công việc hay thực tập bạn định xin làm mà bạn phải chọn đển nhiều ở phần này những thông tin gì, cũng nên chuẩn bị tinh thần sẽ được hỏi về công việc mà bạn thích nhất trong tất cả những việc bạn đã từng làm qua chẳng hạn. Các công việc lặt vặt thời sinh viên không phải la một cái gì đó có hại cho CV của bạn, ngược lại nó còn là bằng chứng cho việc bạn là một con người năng động và từng trải. Tất nhiên bạn nên lựa chọn những việc phù hợp hay có quan hệ hữu ích cho công việc hay thực tập mà bạn định xin để viết lên CV chứ không phải cứ tuỳ tiện viết ra giấy tất cả những gì bạn nhớ là mình đã từng làm cho đến thời điểm đó.
-        Phần không thể thiếu nữa là các ngoại ngữ và kiến thức vi tính của bạn. Hãy tỏ ra cụ thể trong cách thể hiện. VD bạn cần nói trình độ của mình ở từng ngoại ngữ một chứ không chỉ đơn thuần ghi tên của ngoại ngữ đó ra. Tương tự bạn cũng nên nói đôi lời về kiến thức vi tính của mình.
-        Các mối quan tâm khác (centres d’intérêt) : ở đây bạn có thể nói về những sở thích cá nhân của mình, về các mối quan tâm của bạn ... nhưng vẫn không được quên là giữ nguyên logic với công việc hay thực tập mà bạn đăng kí xin làm.
Ngoài ra còn có các yêu cầu về hình thức của CV mà bạn cần tôn trọng từ đầu đến cuối văn bn (chỉ dùng 1 loại chữ, cố gắng tìm chữ đn gin và dễ đọc...) để có thể có được một CV thích hợp nhất. Sau cùng bạn nên nhờ 1 người có kinh nghiệm đọc lại và góp ý cho bạn về c nội dung lẫn hình thức bởi thông thường người ngoài bao giờ cũng tỉnh táo hn để nhận ra những điều mà dù lưu tâm chưa chắc chúng ta đã thấy.
 
            Lettre de motivation (LM)
 
         LM là một cách thể hiện bằng lời các lý luận mà bạn cần có để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người thích hợp cho công việc hay khoá thực tập mà họ đang cần. Trong thư bạn phải nêu được một cách khái quát kinh nghiệm cũng như những kiến thức mà bạn đã có, nhưng không được bằng lòng với việc liệt kê chúng ra một cách đơn thuần như trong CV. Bạn cần chú ý đưa ra nhưng lý lẽ chứng minh rằng bạn thực sự rất motivé để làm công việc này. Đừng nên tự đặt mình vào vị trí của người đang chờ đợi một cái gật đầu hay một ân huệ gì của nhà tuyển dụng, dù trên thực tế bạn là thí sinh còn họ là giám khảo đi nữa, bạn hãy làm sao để có được vị thế tương đương với họ. Hãy tỏ ra rằng họ cũng cần bạn như bạn đang cần họ.
         LM của bạn nên có những phần sau:
           - Về cá nhân bạn (votre situation): bạn đang theo học ban ngành gì, chế độ học của bạn (Université, Grande Ecole, IUT, BTS...), bạn sẽ có bằng cấp gì trong bao nhiêu lâu nữa (tuỳ theo stage hay việc bạn xin làm bởi có những bằng bắt buộc bạn phải thực tập trong quá trình học... mà bạn có cho chi tiết này vào hay không).
         - Yêu cầu của bạn (votre demande): bạn xin làm thực tập hay việc ở chức vụ nào, chức năng nào, chuyên ngành và bộ phận gì.
 
         - Nhiệt huyết của bạn (vos motivations): tại sao bạn lại chọn ngành này, công ty hay công việc này, dự định tương lai của bạn là gì ... Hãy cố gắng để bức thư là một cách cụ thể hoá một cách có sức thuyết phục những gì bạn đã đề cập đến trong CV, để cho nhà tuyển dụng thực sự có nhu cầu được gặp và tất nhiên mục tiêu cuối cùng là tuyển dụng bạn.
         - Những mong đợi của bạn (vos attentes): bạn hoàn toàn có quyền nói lên những gì mà bạn mong muốn rằng công việc hay khoá thực tập này sẽ đem lại cho bạn. Điều này không những không làm phật ý nhà tuyển dụng mà ngược lại còn chứng tỏ rằng bạn là một người nghiêm túc, thực sự mong muốn được làm công việc này để phục vụ cho kinh nghiệm chuyên ngành hay làm giàu cho hành trang kiến thức của mình.
         - Những điểm mạnh của bạn (vos atouts): về mặt kiến thức, về mặt phẩm chất nghề nghiệp cũng như cá nhân. Cần chứng tỏ rằng bạn có thể mang lại nhiều lợi ích cho công ty chứ không phải chỉ có chiều ngược lại.
         - Những gì bạn có thể mang lại (vos apports en lien avec vos atouts): cụ thể hoá những gì bạn có thể làm nhờ những điểm mạnh cũng như những kinh nghiệm mà cá nhân bạn đã thu nhận được trong cuộc sống cũng như trong những công việc hay những lần thực tập trước (nếu có).
         - Đề nghị được gặp gỡ (demande d’entretien) nhà tuyển dụng để có thể thuyết phục họ một cách sống động hơn những điều bạn đã nêu trên.
         - Chào hỏi (salutations): tuỳ theo công việc hay thực tập cũng như cương vị, chức danh của người nhận hồ sơ mà bạn cần có mẫu câu chào hỏi thích hợp. Phần chữ kí tất nhiên không thể thiếu.
         Tất nhiên các qui cách về trình bày cũng là một yếu tố không thể coi thường trong bức thư của bạn. Góc trên bên tay trái sẽ là tên cùng địa chỉ và số điện thoại của bạn. Lệch về phía dưới bên phải sẽ là ngày tháng. Sau đó dưới và ở giữa hơn một chút sẽ là tên và địa chỉ người nhận (nếu bạn có tên của người nhận hồ sơ thì nên ghi cụ thể, còn nếu không thì gửi tới bộ phận nhân sự có liên quan). Sau đó bạn cần nêu mục đích của bức thư (objet).